Bạn muốn Công bố Mỹ phẩm nhập khẩu?

Văn phòng luật sư - Công ty Luật Hà Trần luôn bảo đảm giúp bạn có các giải pháp tối ưu nhất trong việc công bố Mỹ phẩm tại Việt Nam

NHÃN MÁC SẢN PHẨM MỸ PHẨM NHẬP KHẨU - VẤN ĐỀ "NÓNG" HAY KHÔNG ?

Trước tình hình diễn biến của các phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tiếp theo Công văn số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019, Tổng cục Hải quan đã tiếp tục ra Công văn chỉ đạo số 763/TCHQ – PC tới các Cục Hải Quan V/v hướng dẫn xử lý hàng hóa nhập khẩu vi phạm về ghi nhãn hàng hóa.

Sau khi TCHQ có Công văn chỉ đạo thì tình hình kiểm tra Nhãn hàng hóa nhập khẩu trở nên vô cùng gắt gao và “nóng”.
Doanh nghiệp nhập khẩu cần hiểu rõ bản chất và nắm được các thông tin để thực hiện chính xác tránh để vi phạm và phải chịu phạt vi phạm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các lô hàng nhập khẩu của Doanh nghiệp và hạ mức xếp hạng của Doanh nghiệp nhập khẩu.

 

LUẬT HÀ TRẦN xin tổng hợp một số nội dung quy định về ghi nhãn hàng hóa liên quan đến nhãn mác mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu để Qúy khách hàng, Qúy đối tác lưu ý như sau:



I. VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN VỀ GHI NHÃN HÀNG HÓA

1) Luật Hải quan ngày 23/6/2014 (từ Điều 73 đến Điều 76);

2) Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/6/2009;

3) Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;

3) Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;

4) Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;

5) Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.



II. VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1) Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/6/2009;

2) Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;

3) Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

4) Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

5) Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;

6) Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ;

7) Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.



III. QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN SẢN PHẨM MỸ PHẨM NHẬP KHẨU

Sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu cũng cần tuân thủ các quy định chung về nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu. 

A. Nhãn hàng hóa và bao bì thương phẩm

1.Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

2.Bao gồm:

a)Nhãn gốc: là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

b)Nhãn phụ: là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;

3. Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.

a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa;

b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp;

4. Các loại bao bì sau đây không gọi là bao bì thương phẩm:

a) Bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyn, bảo quản hàng hóa đã có nhãn hàng hóa;

b) Túi đựng hàng hóa khi mua hàng;

c) Bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời, hàng hóa bán lẻ.



B.Vị trí nhãn mỹ phẩm

1. Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa.

2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc.

3. Hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài

a) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài.

b) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp.

4. Trường hợp bao bì ngoài trong suốt có thể quan sát được nội dung ghi nhãn sản phẩm bên trong thì không bắt buộc ghi nhãn cho bao bì ngoài.



C. Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm

1. Nhãn sản phẩm mỹ phẩm phải phù hợp với yêu cầu ghi nhãn mỹ phẩm của ASEAN.Những thông tin sau phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm:

a) Tên của sản phẩm và chức năng của nó, trừ khi dạng trình bày sản phẩm đã thể hiện rõ ràng chức năng của sản phẩm;

b) Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm;

c) Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế quy định trong các ấn phẩm mới nhất (không phải ghi tỷ lệ phần trăm của các thành phần);

d) Tên nước sản xuất;

đ) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm;

e) Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích, theo hệ mét hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh;

g) Số lô sản xuất;

h) Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Cách ghi ngày phải thể hiện rõ ràng gồm tháng, năm hoặc ngày, tháng, năm theo đúng thứ tự. Có thể dùng từ “ngày hết hạn” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm.

Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;

i) Thông tin cảnh báo, lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột "Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm" được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.

2. Trong trường hợp kích thước, dạng hoặc chất liệu bao gói không thể in được đầy đủ các thông tin bắt buộc trên trên nhãn gốc, các thông tin sau đây bắt buộc phải được ghi trên nhãn gốc của bao bì trực tiếp của sản phẩm:

a) Tên sản phẩm;

- Tên sản phẩm phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn sản phẩm. Chữ viết tên sản phẩm phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn sản phẩm.

- Tên sản phẩm ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm tự đặt. Tên sản phẩm không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của sản phẩm.

- Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên sản phẩm thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

b) Xuất xứ sản phẩm;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với sản phẩm của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ sản phẩm hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

- Cách ghi xuất xứ sản phẩm được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc chế tạo tại, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra sản phẩm đó.

Không được viết tắt tên nước hoặc vùng lãnh thổ.

c) Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm.

- Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn không được viết tt, từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt.

- Sản phẩm nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

- Sản phẩm được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, có cùng thương hiệu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu thương hiệu đó hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm ở Việt Nam trên nhãn nếu được chủ sở hữu thương hiệu đó cho phép, nhưng phải bảo đảm truy xuất được cơ sở sản xuất ra sản phẩm khi cần thiết và/hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý và ghi rõ xuất xứ hàng hóa trên nhãn.

- Sản phẩm được san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đóng gói, đóng chai và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra  sản phẩm trước khi đóng gói, đóng chai.



* Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trên nhãn phụ đính kèm theo sản phẩm mỹ phẩm và trên nhãn mỹ phẩm phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.



E). Ngôn ngữ trình bày trên nhãn mỹ phẩm

Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn phải được trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt; riêng các thông tin sau phải ghi bằng tiếng Việt:

1.Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm;

2.Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư);

3. Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột "Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm" được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.



F). Các nội dung khác thể hiện trên nhãn mỹ phẩm

Tổ chức, cá nhân được phép ghi trên nhãn mỹ phẩm những nội dung khác. Những nội dung ghi thêm không được trái với quy định của pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn mỹ phẩm.

 



CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN

- VP Hà Nội: Tầng 5, tòa nhà 121- Đ. Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0916161621 – 0962686821

Tel: 024 3219.1780

- VP TP Hồ Chí Minh: Lầu 3 phòng 03.12A tòa nhà Kingston, số 146 đường Nguyễn Văn Trỗi (223 Hoàng Văn Thụ) Q. Phú Nhuận, TP.HCM.

Tel: 028 36366082 Công bố mỹ phẩm: 0916161621

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 0904 190080

Website: luathatran.vn

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Đối tác

Thủ tục công bố mỹ phẩm

icon1

Quy trình công bố mỹ phẩm

Để các Doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký lưu hành mỹ phẩm, Công ty luật Hà Trần đưa ra quy trình sau...

Chi tiết
icon1

Hồ sơ công bố mỹ phẩm

Muốn thực hiện việc công bố lưu hành mỹ phẩm, các doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

Chi tiết
icon1

Thời gian thực hiện

Thời gian cần thiết để Luật sư Hà Trần giúp các Doanh nghiệp đăng ký lưu hành mỹ phẩm là bao lâu?

Chi tiết
icon1

Doanh nghiệp cung cấp

Để Luật sư Hà Trần có thể công bố lưu hành mỹ phẩm, các Doanh nghiệp cần cung cấp những gì?

Chi tiết